Xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ

 08/04/2019  Đăng bởi: Admin

Cho đến nay, vấn đề xác định thu nhập chịu thuế có gốc từ ngoại tệ là một vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý nhà nước, gây ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2225/VPCP-KTTH ngày 9/4/2009 của Văn phòng chính phủ về việc xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 hướng dẫn cụ thể quy định này.

Đối tượng áp dụng của Thông tư là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp). Phạm vi áp dụng là chênh lệch tỷ giá các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí hoặc thu nhập xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá  tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/10/2009. Trường hợp quy định này không phù hợp với Hiệp định hoặc điều ước quốc tế có quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định hoặc điều ước quốc tế đó.

Viết bình luận của bạn:
Bình luận (1)
binh-luan

reispup

09/11/2022

can you buy cialis online Mike was born June 25, 1946, in Scotland, South Dakota, the son of Walter and Viola Davis Rembold

0901232568